A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nỗi cô đơn của các số nguyên tố

Cô bé Alice bảy tuổi, gặp tai nạn trượt tuyết kẹt trong hẻm núi ngập tuyết, kêu mãi không ai đến cứu. Mattia, cậu bé bảy tuổi, bỏ em một mình trong công viên để đi sinh nhật ; lúc quay về cô bé em song sinh vĩnh viễn biến mất, lúc bố mẹ tìm ra, cậu đang tự rạch tay mình. Cuốn tiểu thuyết được trao một trong những giải thưởng danh giá nhất nước Ý- Strega, Nỗi cô đơn của các số nguyên tố với số lượng bán ra hơn một triệu bản được bắt đầu như thế.

Nỗi cô đơn của các số nguyên tố

 

Cô bé Alice bảy tuổi, gặp tai nạn trượt tuyết kẹt trong hẻm núi ngập tuyết, kêu mãi không ai đến cứu. Mattia, cậu bé bảy tuổi, bỏ em một mình trong công viên để đi sinh nhật ; lúc quay về cô bé em song sinh vĩnh viễn biến mất, lúc bố mẹ tìm ra, cậu đang tự rạch tay mình. Cuốn tiểu thuyết được trao một trong những giải thưởng danh giá nhất nước Ý- Strega, Nỗi cô đơn của các số nguyên tố với số lượng bán ra hơn một triệu bản được bắt đầu như thế.

lasolitudinedeinumeriprimi

Text Box: Bìa sách tiếng ItaliaText Box: Bìa sách tiếng AnhSau biến cố ghê gớm đó, Alice và Mattia đã thay đổi hẳn. Dường như cây cầu dây nối hai đứa trẻ với thế giới bên ngoài bị chặt mất một bên để thỉnh thoảng lại rung lên chỉ chực đứt mỗi khi chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Ở trường học, không ai coi hai đứa trẻ này là bình thường. Alice bị bỏ rơi và vô tình chỉ có bạn sau khi bị bọn chúng bắt ăn một cái kẹo quẹt chất nhờn trắng nhởn dính lại trong bồn rửa tay và rửa nách. Mattia đến lớp và cô giáo bảo các bạn ngồi thành hình vòng cung quanh em vì em quá đặc biệt. Mattia tự đào một vực thẳm quanh mình không cho ai đến gần. Cậu còn khác người bởi là một thiên tài toán học và bởi thói quen rạch những vật sắc lên người, để lại những vết sẹo như nhật kí của một lỗi lầm không thể tha thứ được của tuổi thơ. Alice chán ăn và gầy không thể tưởng. Sự tình cờ kéo họ lại gần nhau và trở thành bạn. Ngày Mattia tốt nghiệp và nhận được lời mời chào danh giá của một trường đại học nước ngoài, Alice đến chúc mừng và tình cảm của họ đã có thể tiến xa hơn nữa. Nhưng như hai số nguyên tố, gần nhau nhưng không bao giờ chập lại làm một được bởi giữa chúng có một số chẵn ngăn cách, sự bất lực trong giao tiếp đã làm họ không thể nói được điều mình thực sự nghĩ. Sự bất lực ấy lan tràn trong gia đình nơi họ sống – bố mẹ không nói chuyện được với nhau, không nói chuyện được với con cái – sự bất lực ấy lan tràn ở nhà trường khi cô giáo và bạn bè không giao tiếp với những đứa trẻ khác thường, sự bất lực ấy hiện diện trong đời sống sau này của Alice và Mattia khi họ trưởng thành. Alice không nói ra những điều cô thực sự cảm thấy với chồng và cuối cùng đánh mất hạnh phúc gia đình. Mattia không thực sự giao tiếp với học sinh – anh là giảng viên toán – mà chỉ Text Box: Bìa sách tiếng Phápnhìn vào bài giảng và những lời diễn giải trên bảng. Cuối cùng, Mattia cũng về gặp Alice khi cô nói có chuyện quan trọng nói với anh. Họ đã bên nhau, hôn nhau.Tưởng rằng cuộc đời đã muốn họ kết hợp cùng nhau nhưng vào phút cuối Mattia lại ra đi, Alice cũng đã sẵn sàng cho điều ấy.

          Cuốn tiểu thuyết như ánh đèn pha rọi vào phần xám tối không chỉ của xã hội Ý : tầm quan trọng của tuổi thơ trong việc hình thành nên những con người tương lai, sự kì thị trong trường học hay sâu sa hơn là sự dị ứng với người không giống mình, tình yêu – tình dục ở tuổi vị thành niên, cuộc sống của người đồng tính, nỗi cô đơn trong xã hội, sự bất lực trong giao tiếp ở mọi cấp độ, mọi môi trường xã hội... Tác giả không tập trung miêu tả tâm lý của nhân vật mà đặt các phản ứng tâm lý vào một hoàn cảnh cụ thể. Có lẽ chính vì vậy cuốn tiểu thuyết mang tính gần gũi. Cấu trúc đơn giản, với hai câu chuyện song song, truyện phát triển theo lối tuyến tính, chia thành nhiều chương, mỗi chương lại chia thành nhiều mẩu nhỏ không quá mười trang,... một sự phân tách phù hợp với độc giả trong xã hội công nghiệp : thiếu thời gian và sự kiên nhẫn.

Trong chuyện ta thấy những ‘‘bi kịch’’ – nếu nhìn từ ngoài vào – của các nhân vật đều bắt nguồn từ một chấn động tâm lý từ thời ấu thơ (Alice, Mattia) hay một sự kiện nào đó trong quá khứ (Denis, bạn của Mattia, đồng tính) rồi sau đó là thời vị thành niên. Có thể thấy đây cũng là chủ đề được nhiều nhà văn quan tâm như Bernard Schlink với Người đọc, Stefan Zweig với Người chơi cờ, Eric Emmanuel Schmitt với Nửa kia của Hitler, Daniel Kehlmann với Đo thế giới... Dường như người ta vẫn chưa quan tâm đủ đến cái là nguồn gốc của nhiều bi kịch trong xã hội hiện nay.

Tại Ý, Nỗi cô đơn của các số nguyên tố đã bán hơn một triệu bản, dịch ra hơn nhiều thứ tiếng. Nhiều nơi tại Ý, thậm chí người ta còn thấy những trích đoạn của cuốn tiểu thuyết được chép lại trên tường. Tất cả những kì tích ấy lại được làm ra dưới bàn tay ‘‘phù thủy’’* của một chàng trai 27 tuổi, viết truyện từ năm 22 tuổi và có hai niềm đam mê chính : âm nhạc và vật lý (anh sắp bảo vệ luận án tiến sỹ vật lý nguyên tử). Paolo đã có 4 buổi gặp gỡ và giao lưu với độc giả Việt Nam vào cuối tháng 8 vừa qua. 

 

                                                                  Hà Nội, 23 tháng 8 năm 2009

Nguyễn Đình Thành

 

Sách do Nhã Nam và NXB Văn học ấn hành, bản dịch của Lê Thúy Hiền.

 

* Giải thưởng Strega – theo tên gọi của loại rượu cùng tên của Ý - có nghĩa là Phù thủy, giải thưởng danh giá của văn học Ý, tương đương với giải Goncourt ở Pháp.

 


Phần câu hỏi : 

 

 

  1. Nhiều độc giả đứng tuổi khó lòng tin nổi một nhà văn trẻ lại có thể thấu hiểu, viết một cách sâu sắc những vấn đề của thế hệ đi trước. Anh thuộc thế hệ 8X, lại viết một câu chuyện của thế hệ 7x khi anh mới ngoài 20. Thế hệ 7x ở Ý đón nhận tác phẩm của anh ra sao ? Họ đang đứng ở đâu trong xã hội Ý và phương tây hiện đại ? Anh có điều gì chia sẻ với độc giả thế hệ 6x, 7x ở VN và các nhà văn thế hệ 8x như anh hay không ?

  

 

  1. Tên của tác phẩm định hướng cho người đọc rằng đây là cuốn tiểu thuyết về nỗi cô đơn, nhưng câu chuyện có lẽ còn nhiều hơn thế. Với tôi, đó là câu chuyện về xã hội hiện nay của các nước phát triển với sự bất lực trong giao tiếp: bất lực trong giao tiếp tại gia đình, giữa bố mẹ và con cái, công việc, tình yêu, cuộc sống gia đình, giữa các giới tính khác nhau và bất lực trong việc giao tiếp với chính mình. Điều này gây ít nhiều ngạc nhiên cho độc giả Á Đông vì hầu như chúng tôi vẫn xem phương Tây là hình mẫu của sự cởi mở trong giao tiếp, sự thể hiện tình cảm một cách khá thoải mái, đối lập với sự e dè kín đáo của văn hóa Á Đông.

 

 

  1. Tôi ngạc nhiên khi thấy hình ảnh hai người mẹ của Alice và Mattia hết sức nhạt nhòa. Họ chỉ thoáng hiện lên qua những câu hội thoại và không có nỗ lực nào kéo con mình ra khỏi  vòng xoáy tâm lý cuộn vào trong ấy. Vai trò ảnh hưởng của người mẹ đối với trẻ vị thành niên ở phương tây hiện nay ra sao ?

 

  1. Anh tỏ ra là một bậc thầy về tâm lý và phân tâm học khi mô tả và cắt nghĩa những hành vi vô thức của nhân vật. Trong chuyện ta thấy những bi kịch của các nhân vật đều bắt nguồn từ một sang chấn tâm lý từ thời ấu thơ (Alice, Mattia) hay một sự kiện nào đó trong quá khứ (Denis). Có thể thấy đây cũng là chủ đề được nhiều nhà văn quan tâm như Bernard Schlink với Người đọc, Stefan Zweig với Người chơi cờ, Eric Emmanuel Schmitt với Nửa kia của Hitler, Daniel Kehlmann với Đo thế giới... Phải chăng đây chính là nguồn gốc của nhiều bi kịch trong xã hội hiện nay ?

 

  1. Một tiểu thuyết của rất nhiều « lẽ ra », « thay vì » khiến độc giả có thể bật khóc vì tiếc nuối, và riêng tôi, rất thắc mắc tại sao Alice, yêu Mattia đến thế mà không đủ quyết liệt để đuổi theo Michela – cô em gái mất tích của Mattia, mang cô ấy trở lại cho cuộc đời anh ấy, dù biết chắc rằng điều đó sẽ giải phóng anh hoàn toàn khỏi nỗi đau và những ám ảnh tội lỗi?

 

  1. Tác phẩm đầu tay gần như bao giờ cũng mang đậm đời sống cá nhân của tác giả. Thậm chí tôi có cảm giác anh đang kể câu chuyện của chính anh và bạn bè mình. Paolo Giordano đứng ở đâu, là số nguyên tố nào trong tác phẩm này?

 

 

  1. Quay lại với Nỗi cô đơn của các số nguyên tố. Thoạt đầu tôi hơi ngạc nhiên với cấu trúc cổ điển, được kể một cách thong thả theo trình tự tuyến tính. Với anh cấu trúc có vai trò như thế nào trong tiểu thuyết? Sao anh lại chọn một hình thức đơn giản đến thế để mô tả và cắt nghĩa những vấn đề không đơn giản của một thế hệ?

 

  1. Có thể thấy, mỗi chương truyện lại được chia thành nhiều mẩu nhỏ không quá mười trang tiện cho độc giả thời hiện đại vốn không có nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Một lựa chọn khôn ngoan? Liệu đã có lúc nào đó anh thèm muốn một hình thức/ một cấu trúc tiểu thuyết phức hợp hơn ?

 

 

  1. Năm 2005, nhà văn Daniel Kehlmann đã viết cuốn Đo thế giới trong đó nhân vật nhà toán học Gauss giải thích các phát kiến đáng ngạc nhiên của mình bằng một câu đơn giản : ‘‘chỉ cần thay đổi cách nhìn là thấy được giải pháp’’. Tiểu thuyết của anh cũng áp dụng các kiến thức toán và lý vào việc thử lí giải cuộc đời. Liệu có thể nói khoa học tự nhiên trao cho người viết một cái nhìn mới, một con đường mới?

 

 

  1. Hiện nay tại Ý, có chủ đề nào bị coi là ‘‘vùng đất cấm’’ với các nhà văn hay không ? Văn học có tác động như thế nào đến xã hội Ý? Anh có bao giờ ‘‘tự kiểm duyệt’’ mình trong khi viết hay không?

 

 

  1. Anh có thể nói thêm về Giải thưởng Strega. Cuộc sống của anh đã thay đổi như thế nào từ khi anh nhận được giải thưởng này ?

 

 

 

  1. Loại sách nào anh thường đọc ? Cuốn sách nào đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng của anh ? Anh đang đọc gì ?

 

       Đình Thành, Tường Vân thực hiện


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan